Mình là Trang Chó, một travel blogger tại Hà Nội. Ngay khi du lịch quốc tế có dấu hiệu hồi phục, mình đã lựa chọn hành trình khám phá Ấn Độ 30 ngày – hành trình dài ngày nhất trong suốt 4 năm theo đuổi đam mê xê dịch của mình. (Trước đó mình đi 600 ngày quanh Đông Nam Á, Đông Á, Việt Nam nhưng chưa đi chuyến nào quá 20 ngày).
Vì là chuyến đi dài ngày đầu tiên sau dịch, mình chuẩn bị khá kỹ lưỡng, y hệt như một newbie vì ký ức, kinh nghiệm những chuyến cũ cũng mờ dần sau nhiều năm bó chân bó gối. Mình xin phép được chia sẻ tại đây, cho những người thực sự cần.
LỊCH TRÌNH 30 NGÀY KHÁM PHÁ BẮC ẤN: Chia thành 2 cung lớn:
1. HCM – Dehli – Leh – Tu viện Thiksey – Chùa Nhật Bản – đèo Khardung La – thung lũng Nubra – Diskit – làng Turtuk – cồn cát Hunder và cưỡi lạc đà – hồ Pangong- đèo Changla – Hồ Moriri – Dehli (10 ngày)
2. Delhi – Varanasi – Agra – Jaipur – Udaipur – Jodhpur – Amritsar – Rishikesh – Delhi – HCM (19 ngày)
CHUẨN BỊ TRƯỚC CHUYẾN ĐI (gần 1 tháng chuẩn bị):
- Visa: Đợt mình xin e-visa à trước 3/2022 nên hoàn toàn miễn phí. Cũng chỉ vì được free 25USD này mà giờ mất mấy tạ thóc để đi Ấn 30 ngày cho bõ. Visa Ấn Độ có 2 loại là visa giấy (xin tại HN, HCM, giá hơn 100 USD, dạng multi entry xuất/nhập cảnh nhiều lần) và loại e-visa (visa điện tử, xin trên mạng rất dễ dàng, từ 10 USD – 80 USD tuỳ thời gian ở nước sở tại là bao lâu). Mình làm theo diện e-visa, lại dốt tiếng Anh nên đọc bài trên blog của anh Vinh Gấu và chị Nganbalo thì sẽ làm theo được.
- Vé máy bay 4 chặng (HCM – Delhi – Leh – Delhi – HCM): Bay sang Ấn thì mình bay VJ giá rẻ, bay thẳng 5 tiếng. Còn bay nội địa thì chọn 1 số hãng hàng không giá rẻ của nước bạn như SpiceJet (7kg xách tay, 15kg ký gửi) hay GoAir (7kg xách tay, 15kg ký gửi).
- Bảo hiểm du lịch: đây là lần đầu mình mua bảo hiểm du lịch, giá 728K, gói cơ bản 30 ngày của AIG. Mn review hãng này rất nhiều và quan trọng là xử lý sự cố rất tốt nên cả nhóm đều chọn, giá tiền chênh lệch tuỳ theo thời gian bạn đi, gói cao cấp – phổ thông – cơ bản mà bạn chọn.
- Book landtour tại Leh Lahdakh: Sau nhiều ngày ngụp lặn các group, mình tìm được anh Skal Kunga siêu nhiệt tình với giá trip là 260 USD/người (đoàn 11 người). Giá trip trả bằng tiền USD; còn lại thì tiêu bằng tiền rupee bản địa.
Giá chi tiết thì như sau:
Bao gồm: Khách sạn phục vụ bữa sáng và bữa tối, giấy phép nội tuyến, ô tô + nhiên liệu, bình oxy, nước khoáng.
Không bao gồm: Vé máy bay, phí tu viện, phí cưỡi lạc đà. Phí tips cho tài xế: 30-40 USD/người/10 ngày (tuỳ đoàn chốt với nhau).
- Đổi tiền: Nên đổi USD tại Hà Trung (HN) hoặc các tiệm vàng; đổi 1 ít rupee lẻ lẻ để đi taxi (mình đổi 1 rupee = 300 VNĐ), tuktuk…Sang đến Delhi không nên đổi tiền ở sân bay. Tỉ giá đẹp là nên đổi ở trong thành phố, thường thì nên chọn những nơi có tỉ giá: 100 USD = 7.100 rupee (tính ra là khoảng 1 rupee = 325VNĐ).
- Sim card: Sim Ấn khá khó mua, phải có ID Ấn mới mua được sim local Jio hoặc Aritel (khoảng 150K). Bởi vậy, ở sân bay dù có wifi thì cũng ko dùng được vì cần có sđt Ấn đăng nhập, điền mã OTP. Nếu có bạn người Ấn thì nhờ họ mua local sim là rẻ và ổn nhất đối với những người đi dài ngày.
Tại Simdulich.org, bạn có thể mua sim du lịch Ấn Độ một cách dễ dàng, nhận sim ngay từ Việt Nam. Điểm đặc biệt là các sim này có thể lắp và sử dụng được ngay ở Việt Nam luôn, nên rất an tâm trước chuyến đi.Sim DTAC 10 ngày 6Gb
Sim du lịch DTAC có 6Gb tốc độ cao 4G + không giới hạn 3G trong 10 ngày, tại 26 nước gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Lắp được ở Việt Nam, có thể nạp tiền để nghe gọi.480.000 VNĐSim 75 nước 30 ngày 3Gb
Sim của hãng Three HK có 3Gb tốc độ cao 4G + không giới hạn 3G trong 30 ngày tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ (một vài nơi giới hạn 1Gb tốc độ cao). Sim lắp dùng được ở Việt Nam, phát được wifi, nạp tiền được.500.000 VNĐSim 28 nước Asia 6Gb 10 ngày
Sim du lịch 28 nước châu Á-Úc trong 10 ngày, có 6Gb dung lượng Internet tốc độ cao 4G + không giới hạn 128kbps. Sim lắp dùng được ở Việt Nam kiểm, nạp được tiền. Sim dùng được ở Nepal, Ấn Độ, Pakistan, Brunei, Qatar, Kuwait, Mông Cổ, Israel...490.000 VNĐSim Joytey 10 ngày 19 nước
Sim du lịch 10 ngày tại 19 nước Nhật, Hàn, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Trung Quốc, Hongkong, Macao, Saudi Arabia, Mông Cổ, Israel, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam. Sim có 5Gb tốc độ 4G + không giới hạn 3G (256kpbs).500.000 VNĐSim Global Data
Sim du lịch quốc tế của hãng CMLink cho phép bạn sử dụng tốc độ cao 4G (500Mb/ngày) + không giới hạn 3G (512kbps) tại 87 quốc gia trên thế giới. Sim có thể nạp tiền để kéo dài ngày sử dụng.Đặt hàng
- Book online train/bus ticket: Vấn đề sim đã khoai thì vấn đề vé tàu cũng khoai không kém. Mình đã nhờ guide Ấn mua hộ, vẫn không được do dịch dã họ đóng cổng online, buộc khách phải tới trực tiếp tàu/bến bus để mua. Đến lúc đó thì còn hay không, hoặc là ghế ngồi, nằm, có điều hoà hay quạt trần…thì cũng không quyết định được. Bạn có thể mua qua kênh trung gian là 12go hoặc đến bến tàu sớm hơn để mua vé.
NÊN MANG GÌ KHI ĐI ẤN 30 NGÀY: (khoảng 11kg ký gửi, 7kg xách tay)
A. QUẦN ÁO:
Mình đi 2 chặng sa mạc lạnh (trước) và sa mạc nóng (sau) nên cần chuẩn bị đồ thật linh hoạt với 2 dạng thời tiết.
ĐỒ CHO CHẶNG 1 (2-10 độ vào tháng 5.2022):
- 3 áo giữ nhiệt (Heatech); 3 áo nỉ, len ấm.
- 4 quần dài, thụng, 1 quần 2 lớp có len giữ ấm cho dân trekking.
- Khăn đa năng, kính râm, mũ chống UV: tất cả đều đi nhặt ở Decathlon cho rẻ và bền.
- Giày trek dành cho nữ: Mình cũng ra Decathlon chọn, để nghe tư vấn và chốt 1 em đi dọc hành trình này luôn.
- Áo khoác gió loại dày, khăn choàng đa năng loại to bản
- Mũ len, găng tay, 8-10 đôi tất cổ cao, cổ thấp.
ĐỒ CHO CHẶNG 2 (45 độ ban ngày; 32 độ ban đêm vào mùa hè):
- 5 áo phông mỏng, nhẹ, sáng màu tránh bắt nắng.
- 2 áo sơ mi rộng, làm khoác nắng luôn.
- Dép tông lèo hoặc dép lê để đi cho dễ chịu.
- Kem chống nắng 50+ (dưới Delhi đang nắng nóng 45 độ, cao nhất trong 122 năm qua), xịt khoáng.
- Quần áo ngủ (2 bộ).
B. THUỐC MEN
- Mình uống hoạt huyết dưỡng não trước 2 tuần.
- Mang theo: thuốc đau bụng, thuốc cảm, thuốc ho, viên rau nén DHC, băng cứu thương ego, kem dưỡng ẩm môi và toàn thân…
- Thuốc chống sốc độ cao: mn thường mua Diamox nhưng mình đi 10 tiệm thuốc không có nên ra Phamercy mua chất Acetazolamide 250mg cũng ok. Liều lượng 2 viên mỗi ngày, uống sáng và chiều sau khi lên Leh.
C. NHỮNG ĐỒ ĐẠC KHÁC:
- Thiết bị sạc pin, đồ điện tử (máy quay, máy ảnh, laptop, điện thoại…)
- Đồ dùng cá nhân: dầu gội, xả, khẩu trang y tế, 2 cuộn giấy vệ sinh, nước rửa tay khô, kem và bàn chải oánh răng, BVS, balo loại nhỏ (10l) đựng đi chơi….
- Bình nước (2 bình), giữ nhiệt càng tốt. Xuống Delhi mất nước, mình mua 30 gói điện giải Ozerol cho chắc.
- Đồ ăn dự phòng: ruốc heo 1kg, bánh đậu xanh, mì tôm, phở, bún, miến khô, các loại hạt… (tuỳ sức và khẩu vị mỗi người)
- Balo loại 50 lít: mình có o-đờ một em balo phake trên Sọp pe 220 cành mà đi có 1 trip Sapa đã rách; nên quyết định đi mua balo hịn, cũng vẫn là ra Decathlon hốt hết 1 lèo luôn. Nhân viên tư vấn rất kỹ tuỳ sức lực, thời gian, địa hình; cuối cùng chốt được 1 em xinh xắn đỏ mận tầm 1.7 củ khoai lang.
- Túi ngủ: Mình mượn túi ngủ gấp gọn Korea của bà chị, treo trên đầu balo quá là ổn cho thời tiết lạnh ở Leh, hoặc dùng để ngủ nếu đến hostel ko được sạch sẽ.