Menu Đóng

Sinh tồn ở Trung Quốc trong 8 ngày cùa hai vợ chồng mù ngoại ngữ

Địa điểm chúng mình đi là Quảng Châu và Thâm Quyến

Những điểm đáng chú ý:

  • Hai đứa mình không biết 1 từ tiếng Trung nào
  • Thanh toán hoàn toàn không dùng tiền mặt
  • An toàn hơn mình tưởng
  • Mọi thứ đều rất rẻ, chi tiêu khá thoải mái

Những thứ cần chuẩn bị trước khi đi, ở đây mình sẽ liệt kê lần lượt theo thứ tự vợ chồng mình đã làm:

  • Hộ chiếu: Chỉ cần vào cổng thông tin điện tử đăng kí online, nộp phí (chuyển khoản) và đợi hộ chiếu gửi về, mình đợi tầm 15 ngày là có. Cách đăng kí hộ chiếu online thì trên youtube có khá nhiều người làm clip hướng dẫn, mọi người có thể vào đó xem.
  • Visa: Vì mình không ở Hà Nội nên chọn làm qua bên dịch vụ. Nếu các bạn không ở Hà Nội hay Tp. HCM thì nên chọn làm qua dịch vụ cho nhanh. Mình cũng check qua nếu tự làm sẽ mất khoảng 2tr1 mà làm qua dịch vụ thì chỉ 2tr6 nên là chọn làm luôn dịch vụ, tính ra chi phí và công mình tự đi làm còn đắt hơn nhiều.
  • Vé máy bay: Mua trên Trip.com ( bạn có thể tải app Trip.com về điện thoại dùng cho tiện). Cũng canh săn sale dữ lắm xong cuối cùng vừa mua vé xong thì 2 hôm sau vé sale giảm 1tr/vé, haha. Với ai chưa mua vé máy bay online không qua các đại lý Việt Nam bao giờ thì các bạn yên tâm mua ở đây nó dễ không à. Đặt vé xong họ gửi cho mình lịch trình và hoá đơn điện tử rồi đến ngày bay mình lên quầy vé check in đưa ảnh hoá đơn cho họ check là có vé rồi.
  • Tài khoản Alipay ( rất cần thiết): Dùng để thanh toán mọi giao dịch tại Trung Quốc, tài khoản Alipay tạo ở Việt Nam, đăng kí bằng sđt Việt Nam, sau đó cần xác minh tài khoản bằng hộ chiếu. Hoàn thành xong các bước này thì có thể add thẻ tín dụng vào để dùng hoặc nạp tiền vào tài khoản alipay. Hiện giờ có nhiều bên dịch vụ nạp tiền, mọi người hãy chọn bên nào uy tín để nạp ( tỉ giá có thể cao hơn 1 chút). Thẻ tín dụng thì hình như có tính phí và có trường hợp ngân hàng thấy có giao dịch bất thường ở nước ngoài nên họ khoá thẻ. Trước khi đi mình cũng có hỏi cskh của ngân hàng về trường hợp này thì có ngân hàng trả lời không có hỗ trợ thanh toán qua cổng alipay nên cuối cùng mình quyết định chọn nạp tiền từ bên dịch vụ. Note: Alipay là 1 app tích hợp tất cả các tiện ích mà bạn cần ở TQ luôn, có đặt vé tàu, máy bay, khách sạn, dịch thuật, đặt xe, thuê xe đạp, dùng pin sạc dự phòng công cộng vv…vv….. Nói chung bạn chỉ cần 1 cái Alipay này là đủ làm tất cả ở TQ rồi nên hãy cố gắng để có 1 tài khoản alipay.
  • Sim 4g để dùng mạng tại Trung Quốc: bạn có thể mua sim này ngay từ Việt Nam. Hãy mua loại sim không bị chặn facebook, google bởi vì bạn sẽ phải dùng đến google khá nhiều.

Sim DTAC 10 ngày 6Gb

Sim du lịch DTAC có 6Gb tốc độ cao 4G + không giới hạn 3G trong 10 ngày, tại 26 nước gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Lắp được ở Việt Nam, có thể nạp tiền để nghe gọi.

Sim 75 nước 30 ngày 3Gb

Sim của hãng Three HK có 3Gb tốc độ cao 4G + không giới hạn 3G trong 30 ngày tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ (một vài nơi giới hạn 1Gb tốc độ cao). Sim lắp dùng được ở Việt Nam, phát được wifi, nạp tiền được.

Sim Trung Quốc 7Gb 8 ngày

Sim du lịch China Unicom có 7Gb tốc độ cao 4G + không giới hạn tốc độ 512kbps trong 8 ngày tại Trung Quốc và Hồng Kong. Không bị chặn Facebook, Gmail, Viber...

Sim 28 nước Asia 6Gb 10 ngày

Sim du lịch 28 nước châu Á-Úc trong 10 ngày, có 6Gb dung lượng Internet tốc độ cao 4G + không giới hạn 128kbps. Sim lắp dùng được ở Việt Nam kiểm, nạp được tiền. Sim dùng được ở Nepal, Ấn Độ, Pakistan, Brunei, Qatar, Kuwait, Mông Cổ, Israel...

Sim Trung Quốc 5Gb 5 ngày

Sim du lịch China Unicom có 5Gb tốc độ cao 4G + không giới hạn tốc độ 512kbps trong 5 ngày tại Trung Quốc và Hồng Kong. Không bị chặn Facebook, Gmail, Viber...

Sim Joytey 10 ngày 19 nước

Sim du lịch 10 ngày tại 19 nước Nhật, Hàn, Mỹ, Canada, Ấn Độ, Trung Quốc, Hongkong, Macao, Saudi Arabia, Mông Cổ, Israel, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam. Sim có 5Gb tốc độ 4G + không giới hạn 3G (256kpbs).
  • Sim điện thoại chính đăng kí roaming: Dùng để nhận mã OTP khi dùng các app ở Trung Quốc vì mình chỉ mua sim 4g chứ không mua sim nghe gọi được tại Trung Quốc nên vẫn dùng sim số chính của mình. Và sim này dùng để backup trong trường hợp cả 2 sim 4g kia đều die thì mình vẫn có thể đăng kí gói internet + nghe gọi để dùng tại Trung Quốc được. Và trong những ngày du lịch tại Trung Quốc thì sđt này mình dùng để đăng kí tất cả các mini app trong alipay đều được, dùng bình thường, Note: bạn phải đăng kí roaming trước ở Việt Nam, sang đến Trung Quốc tuỳ tình hình thì có thể đăng kí gói internet tại TQ vẫn được, còn nếu không thì đăng kí roaming rồi dùng để nhận tin nhắn mã OTP thôi.
  • Google dịch: để giao tiếp tiếng Trung và dịch chữ trên menu đồ ăn, biển hiệu quảng cáo + giao tiếp luôn. Vì google dịch bây giờ khá tiện, có dịch qua hình ảnh và có thể dịch luôn được câu mình nói, đây cũng là cái khiến mình tự tin có thể du lịch ở trung quốc mà không phải lo lắng. Ngoài ra thì ở Trung Quốc cũng có người biết tiếng Anh nhưng không đáng kể, hãy dùng google dịch.
  • VPN: không thể thiếu VPN nếu bạn không muốn phải dùng 4G liên tục, mình dùng app VPN super cũng tạm được bạn có thể tham khảo
  • Google map: tìm đường tuy không chính xác tuyệt đối nhưng dùng vẫn tiện vì nó dùng chữ la tinh, mình có thể gõ chữ vào đó được. Và một phần là mình quen dùng google map rồi nên vẫn dùng nó
  • Didi (mini app của alipay): App gọi xe giống như grab của mình vậy, đăng kí bằng sđt của Việt Nam được nhé, mình dùng sđt của mình để đăng kí vẫn nhận được mã otp kích hoạt bình thường. Mình ở đây 8 ngày và đều dùng cái này vì nó nhanh và giá cũng ko hề đắt, ngang với giá grab bên mình, có khi nó còn rẻ hơn. Và mình cũng ko đi xa nên ko có cơ hội dùng tàu điện ngầm nữa. Lưu ý khi gọi xe nên xác định chính xác điểm đón của mình và ra đó đợi trước nếu không biết tiếng Trung tránh trường hợp tài xế không tìm thấy mà gọi cho mình. Xe bên này khá nhiều, đứng đợi lâu nhất tầm 5p là có xe rồi.
  • Baidu ditu: map giống như google map nhưng nó chính xác hơn, tuy nhiên nó toàn tiếng trung, mỗi lần dùng lại phải vào google dịch gõ tên tiếng anh rồi dịch ra tiếng trung để copy vào ( khá là rắc rối)
  • Hello bike (mini ap của alipay): App để thuê xe đạp đi cho đỡ phải đi bộ mỏi chân, cũng đăng kí qua sđt Việt Nam. Nhờ thuê xe đạp nên vợ chồng mình cũng lượn lờ được thêm nhiều chỗ. Đi lượn vào tận mấy khu local như chợ cóc ở Quảng Châu chứ ko phải ở loanh quanh mấy chỗ toàn dân du lịch nữa haha

Trên đây là tổng hợp tất cả các thứ mình đã dùng khi ở TQ. Nơi mình đi là 2 thành phố lớn ở TQ nên 100% mọi giao dịch đều là quét mã QR khá tiện. Nếu các bạn đi những nơi khác thì nên cầm 1 ít tiền mặt, mình lúc đi cũng đổi 1000 tệ tiền mặt để cầm theo cuối cùng không dùng đến lại nhờ khách sạn mình ở nạp vào alipay.

Một điều nữa là đi TQ mà không biết tiếng có ngại không? Không hề nhé các bạn, tất cả những người mình tiếp xúc đều rất hiền, hiền khô luôn ấy, họ không hề tỏ ra khó chịu với mình chút nào. Về vấn đề mua bán nếu không biết tiếng thì lại càng dễ. Ở đây nếu nói chuyện với nhau ko hiểu thì nó còn 1 thứ là ngôn ngữ cơ thể ạ :)). Cứ chỉ trỏ xong rồi là tự hiểu luôn. Vợ chồng mình cũng lê la rất nhiều trung tâm outlet, ra vào các chợ buôn hàng, triển lãm rồi vào cả thư viện luôn :))) ở Quảng Châu và Thâm Quyến mà không hề thấy khó khăn gì, chỉ thấy mỏi chân thôi. Phải công nhận người Trung Quốc có khiếu buôn bán, mặc dù không hiểu nhau nói gì nhưng họ vẫn rất niềm nở và sẵn sàng tìm cách để giao tiếp với mình nhé.

Nguồn: Facebook Xuân Trường

Gọi 0935279988