Bạn sắp đi nước ngoài sống trong một thời gian dài và không muốn mất liên lạc với người thân, bạn bè hay đối tác làm ăn khi họ gọi điện thoại đến số điện thoại quen thuộc của bạn? Chắc chắn bạn sẽ cần phải đăng ký chuyển vùng quốc tế cho chiếc sim điện thoại Việt Nam của bạn khi đi nước ngoài. Tuy nhiên, làm thể nào để số điện thoại này không bị thu hồi khi chính sách của các nhà mạng chỉ cho giữ số 30 ngày nếu bạn quên sử dụng?
1. Chuyển vùng quốc tế là gì?
Dịch vụ chuyển vùng quốc tế là dịch vụ giúp các thuê bao di động có thể sử dụng chính số điện thoại di động của mình để giữ liên lạc khi ra nước ngoài và trên một số chuyến bay, tàu biển của một số hãng hàng không, tàu biển trên thế giới. Hiện nay, tất cả các nhà mạng di động Việt Nam như Vinaphone, Mobifone, Viettel đều đã cung cấp dịch vụ chuyển vùng quốc tế tại hơn 530 nhà mạng thuộc gần 200 quốc gia trên thế giới. Bạn phải đăng ký thì mới có thể sử dụng khi đi nước ngoài.
2. Tại sao bạn nên đăng ký chuyển vùng quốc tế?
Nếu bạn thường xuyên phải nhận cuộc gọi quan trọng, hay nhận SMS từ phía ngân hàng (mã OTP khi giao dịch), kể cả khi bạn đi nước ngoài thì chắc chắn bạn sẽ cần đến dịch vụ này.
Dịch vụ chuyển vùng quốc tế đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng khi đi nước ngoài: Giữ được liên lạc với người thân, bạn bè và đối tác với chính số điện thoại bạn đang sử dụng; Hỗ trợ tất cả các dịch vụ cơ bản: Gọi/Nhận cuộc gọi; Gửi/nhận tin nhắn; truy cập Data…
Một điểm cộng lớn nhất là việc nhận tin nhắn SMS khi dùng Roaming là hoàn toàn miễn phí. Nếu có ai đó gọi điện thoại cho bạn, bạn không nhấc máy thì cũng không mất chi phí. Nhớ nhé, nghe điện thoại cũng mất tiền khi bạn chuyển vùng quốc tế đó (ví dụ bạn đi châu Âu, chỉ cần nhấc máy nghe điện thoại bạn sẽ mất 76.000 đồng/phút). Do đó, đừng nhấc máy. Bạn có thể chủ động gọi lại qua các ứng dụng trên nền tảng Internet không mất chi phí (như Zalo, Viber, Facebook Messenger, Skype…). Bạn cũng có thể dùng các dịch vụ Call Out của Viber hay Skype để gọi điện thoại trực tiếp tới các số điện thoại Việt Nam (khi họ không có sẵn kết nối Internet hay không dùng các ứng dụng OTT).
3. Làm thế nào để đăng ký chuyển vùng quốc tế?
Cách thức đăng ký đơn giản, qua nhiều hình thức, trong đó nhắn tin là cách nhanh nhất.
Nhà mạng |
Cú pháp SMS | Gửi tới |
Vinaphone |
DK CVQT |
9123 |
Mobifone |
DK CVQT |
999 |
Viettel |
CVQT |
138 |
Vietnammobile | DK CVQT |
123 |
Để huỷ dịch vụ chuyển vùng quốc tế, bạn cũng soạn SMS như hướng dẫn sau
Nhà mạng |
Cú pháp SMS | Gửi tới |
Vinaphone |
HUY CVQT | 9123 |
Mobifone |
HUY CVQT |
999 |
Viettel | HUY |
138 |
Vietnammobile | HUY CVQT |
123 |
[symple_box color=”blue” fade_in=”true” float=”left” text_align=”left” width=”100%”] Lưu ý: Do chính sách ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông trên nền tảng băng tần 2G (GSM) ở một số quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc,Singapore, Đài Loan…), nên feature phone (chỉ hoạt động trên sóng GSM, ví dụ : Nokia 1208, 6300…) sẽ không thể sử dụng tại các quốc gia này. Điện thoại và SIM của khách hàng nên có khả năng hỗ trợ băng tần 3G để có chất lượng dịch vụ chuyển vùng tốt nhất. [/symple_box]
Thông thường, cước roaming khi ra nước ngoài được tính theo công thức: cước roaming quốc tế tại nước đó + phụ thu của nhà mạng + phí khác. Và để có cái nhìn chi tiết hơn về cách tính cước phí Roaming của các nhà mạng Việt Nam, bạn đọc có thể tham khảo tại website của các nhà mạng ở link đính kèm: Mobifone, VinaPhone, Viettel, Vietnammobile.
4. Cách thực hiện cuộc gọi khi ở nước ngoài
Trường hợp |
Cách quay số |
Gọi trong nước đang chuyển vùng | Quay mã vùng (nếu có) – Số ĐT cần gọi |
Gọi cho các số cố định tại Việt Nam | Quay +84 – Mã vùng – Số ĐT cần gọi
Ví dụ: để gọi thuê bao 62666666 tại Hà Nội, khách hàng quay số như sau: +84 4 62666666 |
Gọi cho các thuê bao di động Việt Nam khác (đang ở Việt Nam hoặc đang chuyển vùng quốc tế) | Quay +84 – Số ĐT cần gọi
Ví dụ: để gọi thuê bao 0983 456789, khách hàng quay số như sau: +84 983 456789 |
Gọi đi quốc tế | Quay ”+” – Mã quốc gia – Mã vùng – Số ĐT |
5. Nên chọn máy điện thoại di động phù hợp như thế nào?
Khi sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế, bạn cần tham khảo băng tần tương ứng với các công nghệ 2G, 3G hay 4G tại quốc gia sẽ đến để lưu ý mang loại máy di động có những thông số kỹ thuật phù hợp) đảm bảo sử dụng được ở nước ngoài. Thông thường, chuẩn băng tần tại các khu vực như sau:
- Châu Âu: sử dụng băng tần GSM 900/1800
- Mỹ và Canada: sử dụng băng tần GSM 850/1900
- Nhật và Hàn Quốc: sử dụng băng tần WCDMA (3G)
6. Làm thế nào để kiểm soát sử dụng, tránh phát sinh cước cao?
Do cước dịch vụ chuyển vùng quốc cao hơn so với cước dịch vụ điện thoại di động trong nước, bạn nên lưu ý kiểm soát sử dụng, tránh phát sinh cước cao bằng các biện pháp sau:
- Nên ngừng dịch vụ chuyển cuộc gọi (Call Forwarding) nếu không cần thiết, để tránh bị tính cước 2 lần (cước nhận cuộc gọi và cước thực hiện cuộc gọi).
- Chủ động kiểm soát chặt chẽ các cuộc gọi đi; chỉ nhận những cuộc gọi trong trường hợp cần thiết, tránh truy cập vào hộp thư thoại vì cước được tính như một cuộc gọi về Việt Nam.
- Hạn chế nhắn tin đến các đầu số của nhà cung cấp dịch vụ nội dung (CP) và các số dịch vụ khác vì cước được tính như tin nhắn Roaming + phí dịch vụ tin nhắn nội dung trong nước.
- Bạn không nên thực hiện cuộc gọi đến các đầu số dịch vụ thoại dạng số ngắn 199, 900, 901… hoặc dạng số dài 1800xxxx, 1900xxxx, 1900xxxxxx.
- Kiểm soát việc sử dụng dịch vụ Data như GPRS, tải mail bằng push mail do cước sử dụng push mail trong khi roaming sẽ được tính theo cước dịch vụ data roaming. Tốt nhất là không nên đăng ký dịch vụ chuyển vùng data mà nên mua sim du lịch để dùng Internet thoải mái mà tiết kiệm chi phí nhất.
- Nếu điện thoại 2 sim 2 sóng, và bạn đã mua 1 sim du lịch chỉ để phục vụ nhu cầu Internet, hãy tắt chế độ sử dụng dữ liệu di động đối với sim Việt Nam.
7. Làm thế nào để giữ số điện thoại Việt Nam lâu dài, không bị thu hồi do quên sử dụng?
Rất nhiều thuê bao di động Việt Nam thời gian qua đã bị thu hồi các số điện thoại đẹp do giữ sim trong thời gian dài mà không sử dụng. Điều này dẫn tới thuê bao sẽ bị khóa sim thậm chí là thu hồi sim nếu như không sử dụng (phát sinh cước trong 30 ngày).
Quy định khóa sim, thu hồi sim của các nhà mạng
Việc nắm rõ thời hạn sử dụng sim là rất cần thiết tránh rơi vào tình trạng “cách ly” do mất liên lạc, đứt quãng trong công việc cũng như mất trắng sim và số tiền mua sim.
a. Đối với thuê bao Viettel gói trả trước
Thông thường đối với gói cước Tomato, Hi School, Student ….không giới hạn ngày sử dụng, sau 60 ngày không phát sinh một trong các giao dịch như: nạp tiền, nhắn tiền, nhận ít nhất 1 cuộc gọi thành công, hay gọi đi, thuê bao sẽ bị khóa 2 chiều, sau 10 ngày kể từ ngày sim bị khóa nhà mạng viettel sẽ tự động thu hồi sim về kho số.
Đối với gói cước Economy có giới hạn ngày sử dụng, sau khi hết hạn sử dụng sẽ bị khóa 1 chiều, bạn có 10 ngày để nạp tiền trước khi sim bị khóa 2 chiều. Và sau 30 ngày kể từ ngày sim bị khóa 2 chiều bạn không nạp tiền sim sẽ bị thu hồi về kho số .
b. Đối với thuê bao Vinaphone gói trả trước
-
Sim sẽ bị chặn chiều gọi đi khi tài khoản hết tiền sử dụng.
-
Sau 10 ngày kể từ khi chặn chiều gọi đi, bạn không nạp tiền và sử dụng sim bị chặn 2 chiều.
-
Sau 30 ngày sim bị khóa, bạn có thể mang chứng minh thư ra điểm giao dịch vinaphone để được hỗ trợ lấy lại sim.
-
Sau 15 ngày kể từ ngày sim bị khóa, bạn không ra cấp ại sim thì sẽ bi thu hồi về kho số .
c. Đối với thuê bao Mobifone gói trả trước
-
Sim của bạn sẽ bị chặn 1 chiều nếu hết tiền sử dụng
-
Sau 10 ngày kể từ khi chặn 1 chiều sẽ chặn 2 chiều
-
Sau 30 ngày kể từ ngày chặn 2 chiều sim sẽ bị khóa
-
Sau 30 ngày kể ngày sim bị khóa nhà mạng sẽ tiến hành thu hồi sim về kho số.
d. Đối với thuê bao trả sau Viettel, Vinaphone, Mobifone
Hiện tại các quy định khóa sim, thu hồi sim đối với 3 mạng chính của thuê bao trả sau tương đối giống nhau. Sau thời gian 30 ngày kể từ ngày thông báo cước, nếu khách hàng không thanh toán sẽ bị khóa chiều gọi đi.sau 30 ngày kể từ ngày khóa 1 chiều, không thanh toán cước sim sẽ bị chặn 2 chiều. Sau 30 ngày bị khóa 2 chiều, không thanh toán cước sẽ bị khóa sim.
Nắm bắt rõ quy định về việc sử dụng sim của các nhà mạng khác nhau, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý sim của mình, cũng như của người thân trong gia đình.
Như vậy, bạn có thể luôn làm cách nào đó để sim điện thoại có phát sinh 1 giao dịch trừ cước hoặc nạp tiền trong 1 khoảng thời gian 30 ngày.
8. Cách giữ số Viettel với giá 50.000 đồng/năm
Mới đây, Viettel đã có một dịch vụ hỗ trợ khách hàng giữ số khi không sử dụng từ một năm đến vài năm. Nhà mạng đã triển khai gói cước VT Vàng Viettel giữ số trong vòng 1 năm chỉ với cước phí 50.000đ/lần đăng ký. Với tính năng đặc biệt này khách hàng không cần phải lo lắng thuê bao sẽ bị thu hồi khi không có phát sinh cuộc gọi hay nhắn trong 12 tháng kể từ thời điểm đăng ký gói cước.
Thuê bao có nhu cầu sử dụng gói VT Vàng soạn tin nhắn đăng ký với cú pháp: VTVANG gửi đến 109
- Cước phí đăng ký: 50.000đ trừ vào tài khoản chính của thuê bao.
- Thời hạn sử dụng: Trong 1 năm kể từ thời điểm đăng ký gói cước thành công.
Khi đã đăng ký thành công gói VT Vàng của nhà mạng Viettel quý khách sẽ được tận hưởng những lợi ích vô cùng thiết thực dưới đây:
- Giữ số suốt 12 tháng không cần thỏa mãn thêm bất cứ điều kiện về cước tiêu dùng nào. Sim không sử dụng suốt 1 năm vẫn không bị khóa sim hay thu hồi số, thuê bao vẫn có toàn quyền với sim mà mình đã đăng ký giữ số.
- Trong thời gian đăng ký gói VT Vàng Viettel quý khách có thể sử dụng lại sim của mình vào bất cứ thời điểm nào mà không cần kích hoạt lại hay thực hiện thêm bất cứ một thao tác nào khác.
- Viettel ưu đãi miễn phí nhận tin nhắn nhỡ hay cuộc gọi nhỡ cho thuê bao trong thời gian sim không hoạt động.
- Lưu ý: Gói VT Vàng Viettel không áp dụng cho những thuê bao sử dụng gói cước có thời hạn dùng như gói cước economy.
- Gói VT Vàng Viettel có tính năng gia hạn sau mỗi chu kỳ 1 năm nên quý khách có thể giữ số cho sim di động của mình từ 1 năm đến vài năm mà không phải lo sợ bị mất số.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo dịch vụ MCA Viettel là dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ thông qua bản tin SMS, giúp khách hàng biết được các số thuê bao gọi đến hoặc nhắn tin đến thuê bao của mình trong thời gian tắt máy, máy hết pin… Để đăng ký, soạn DK gửi 193. Phí dịch vụ: 5.500đ/tháng. Hủy dịch vụ: Soạn: HUY gửi 193. Như vậy, 12 tháng bạn sẽ tốn 66.000 đồng.
9. Cách giữ số MobiFone khi đi nước ngoài
Để giữ số điện thoại mình đang sử dụng thì có thể chọn 1 trong 2 cách giữ số khi đi nước ngoài sau đây.
a. Thường xuyên nạp tiền vào tài khoản. Đối với những ai đang có dự định đi công tác hoặc du lịch nước ngoài dài ngày, vẫn muốn giữ số thì cách đầu tiên đó là nhờ người thân nạp tiền vào tài khoản. Bạn cũng có thể tự thực hiện bằng cách đăng nhập vào các trang nạp tiền online sau đó thực hiện nạp tiền cho thuê bao MobiFone của mình.
Chúng ta chỉ cần nạp tối thiểu 10.000đ/tháng vào tài khoản MobiFone trả trước là có thể gia tăng thêm ngày sử dụng sim. Đối với thuê bao MobiFone trả sau, nếu muốn tăng ngày sử dụng chỉ cần thanh toán đầy đủ cước hàng tháng là sẽ được giữ số.
b. Thực hiện các giao dịch phát sinh cước: Với các thuê bao MobiQ, khi quý khác thực hiện các giao dịch như nạp thẻ, gọi điện, nhắn tin, đăng ký các gói cước 3G/4G Mobifone, hệ thống nhà mạng sẽ cộng thêm 60 ngày dùng cho thuê bao. Nếu ở nước ngoài bạn có thể lựa chọn và thực hiện 1 vài giao dịch trên đây để tăng hạn dùng cho sim mình.
Một trong những cách đơn giản nhẩt là đăng ký cuộc gọi nhỡ Mobifone – MCA Mobifone
Để đăng ký sử dụng dịch vụ MCA Mobifone bạn chỉ cần soạn tin nhắn với cú pháp
MO [khoảng trắng] MCAP gửi 9084 (miễn phí SMS)
- Cước phí: 9.000đ/ lần đăng ký sẽ trừ vào tài khoản chính của thuê bao. Chu kỳ sử dụng: 30 ngày kể từ lúc đăng ký gói cước thành công. Như vậy, chi phí 1 tháng là 9.000đ, 12 tháng chỉ là 108.000 đ. Bạn cũng không cần mất công hàng tháng nạp tiền cho sim mà có thể nạp trước 1 lần để trừ dần.
- Đối tượng tham gia: Tất cả thuê bao trả trước Mobifone đang hoạt động 2 chiều.
Lưu ý khi đăng ký cuộc gọi nhỡ MCA MobiFone
- Đối tượng được đăng ký: Áp dụng cho thuê bao trả trước và trả sau MobiFone.
- Cước dịch vụ sẽ trừ vào tài khoản chính của thuê bao trả trước hoặc cộng vào cước tháng của thuê bao trả sau cho thuê bao trả sau.
- Dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ MobiFone có tính năng tự động gia hạn.
- Khi ngừng sử dụng dịch vụ MCA Mobifone soạn: HUY gửi 9232.
c. Mua thêm ngày sử dụng MobiFone: Quý khách cũng có thể mua thêm ngày dùng cho thuê bao của mình, bằng cách sử dụng dịch vụ M2D MobiFone. Tuy nhiên, cước phí hơi chát là 500đ đổi được 1 ngày, thêm phí giao dịch 1.000 đ/lần. Nên cách này thường ít người lựa chọn.
9. Cách giữ số Vinaphone khi đi nước ngoài
Các gói giữ số VinaPhone được triển khai từ ngày 6/5/2020. Gồm 2 gói là GS1 và GS2. Đối tượng được đăng ký: Tất cả các thuê bao di động trả trước VinaPhone.
Tên gói | Gói GS1 VinaPhone | Gói GS2 VinaPhone |
Hướng dẫn đăng ký | GS1 gửi 900 | GS2 gửi 900 |
Thời gian giữ số | 180 ngày | 360 ngày |
Cước phí | 60.000đ/ lần đăng ký | 120.000đ/ lần đăng ký |
Lưu ý sử dụng gói giữ số VinaPhone:
- Các gói cước GS không có tính năng gia hạn tự động.
- Cước phí gói sẽ được nhà mạng trừ vào tài khoản chính của thuê bao.
- VinaPhone không giới hạn số lần mua gói và khi bạn mua nhiều gói hệ thống sẽ cộng dồn số ngày giữ. Ví dụ: Bạn đăng ký gói GS2 2 lần liên tục thì bạn sẽ được giữ số với tổng thời gian là 720 ngày.
- Gói cước không có tính năng gia hạn tự động nên bạn không cần phải hủy.
Tương tự như Mobifone, bạn có thể giữ cho sim Vinaphone của bạn luôn phát sinh cước hàng tuần với dịch vụ MCA thật dễ dàng mà rất tiện lợi.
Dịch vụ thông báo cuộc gọi nhỡ MCA (Miss Call Alert) của Vinaphone nhằm mục đích thông báo cho bạn biết các số máy điện thoại gọi đến nhưng không thành công do thuê bao tắt máy, hết pin hoặc ngoài vùng phủ sóng. Ngay sau khi thuê bao MCA bật máy hoặc trở lại vùng phủ sóng, hệ thống sẽ gửi bản tin SMS liệt kê các cuộc gọi bị nhỡ (bao gồm số máy và thời điểm gọi đến).
VinaPhone cung cấp dịch vụ với giá cước: 2000đ/7 ngày (đã bao gồm VAT). Như vậy để sử dụng 1 tháng, chi phí là 8.000 đồng, 12 tháng là 96.000 đồng. Rẻ hơn mức cước 120.000đ cho gói giữ số ở trên.
Bạn có thể nhắn tin theo cú pháp: EM (Địa chỉ email) gửi 333 để nhận thông báo cuộc gọi nhỡ của thuê bao qua địa chỉ email. Việc này rất tiện nếu bạn không lắp sim vào sẵn máy điện thoại, mà chỉ muốn được thông báo qua email.
Chính sách cước chung của gói MCA Vinaphone:
- Miễn phí 1 ngày cước thuê bao dịch vụ khi đăng ký dịch vụ (áp dụng với các thuê bao đăng ký sử dụng dịch vụ lần đầu).
- Cước thuê bao của dịch vụ sẽ được ghi vào hóa đơn cước tháng (đối với thuê bao trả sau) và trừ vào tài khoản chính (đối với thuê bao trả trước).
- Miễn phí cước tin nhắn gửi đầu số 333.
- Hướng dẫn sử dụng: Đăng ký sử dụng: soạn tin DK gửi đến 333. Để hủy dịch vụ, Soạn tin HUY gửi đến 333.
10. Cách giữ số Vietnamobile khi đi nước ngoài
- Gói cơ bản: Gửi thông báo về số điện thoại đã gọi nhỡ cho bạn và thời gian của cuộc gọi nhỡ đó trong thời gian máy điện thoại bị tắt, mất sóng hay không nhận được cuộc gọi. Bên cạnh đó là số lần gọi điện đến thuê bao, ứng với số điện thoại được hiển thị trong tin nhắn gửi đến.
- Đối tượng đăng ký: Tất cả thuê bao di động trả trước và trả sau của Vietnamobile.
- Cách đăng ký: Soạn DK MCA gửi 2626, cước phí 6.000đ/tháng. Để hủy gói cước, soạn theo cú pháp: HUY MCA gửi 2626.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp cho các bạn sắp có thời gian dài phải sinh sống làm việc ở nước ngoài, nhưng vẫn không muốn mất số điện thoại Việt Nam thường dùng của mình.
Nếu bạn có câu hỏi gì cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với Simdulich.org qua hotline 093.527.9988 (Zalo/Viber) nhé.
Chúc các bạn sẽ có một chuyến đi vui vẻ và gặp nhiều may mắn!
Đừng quên, chúng tôi có bán các loại sim điện thoại nước ngoài ngay tại Việt Nam, giúp bạn chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi xa sắp tới nhé.